Trong thế giới âm nhạc và văn học, nhiều tác phẩm bài thơ kinh điển đẹp đã tồn tại và được yêu thích suốt hàng thế kỷ. Nhưng với sự phong phú và đa dạng của ngôn ngữ và văn hóa, việc tìm hiểu và trải nghiệm toàn bộ những tác phẩm này có thể là một thách thức đối với người yêu thơ và âm nhạc. Câu hỏi là làm thế nào để khám phá và tận hưởng những bài thơ kinh điển được phổ nhạc hay nhất?

Có rất nhiều bài thơ kinh điển đã được phổ nhạc một cách xuất sắc, nhưng việc chọn lọc và đánh giá chúng có thể là một thách thức. Bạn có thể đã tự hỏi liệu có những bài thơ nào xứng đáng được lựa chọn và lắng nghe, và làm thế nào để tận hưởng sự hòa quyện giữa lời thơ và giai điệu.

Hãy để chúng tôi giúp bạn giải quyết vấn đề này. Trong bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp Bài thơ kinh điển được phổ nhạc hay nhất. Đây là những tác phẩm đã được lựa chọn cẩn thận dựa trên sự kết hợp tinh tế giữa văn học và âm nhạc. Bằng cách lắng nghe những bản nhạc được tạo ra từ những bài thơ này, bạn sẽ được đắm chìm vào thế giới của từng tác giả, tận hưởng vẻ đẹp của lời thơ và âm nhạc, và khám phá sự kỳ diệu của tinh thần con người. Hãy cùng chúng tôi bắt đầu hành trình âm nhạc và văn học này.

Thơ tình cuối mùa thu

Cuối trời mây trắng bay

Lá vàng thưa thớt quá

Phải chăng lá về rừng

Mùa thu đi cùng lá

Mùa thu ra biển cả

Theo dòng nước mênh mang

Mùa thu vào hoa cúc

Chỉ còn anh và em

 

Chỉ còn anh và em

Là của mùa thu cũ

Chợt làn gió heo may

Thổi về xao động cả:

Lối đi quen bỗng lạ

Cỏ lật theo chiều mây

Đêm về sương ướt má

Hơi lạnh qua bàn tay

 

Tình ta như hàng cây

Đã qua mùa gió bão

Tình ta như dòng sông

Đã yên ngày thác lũ

 

Thời gian như là gió

Mùa đi cùng tháng năm

Tuổi theo mùa đi mãi

Chỉ còn anh và em

 

Chỉ còn anh và em

Cùng tình yêu ở lại…

– Kìa bao người yêu mới

Đi qua cùng heo may.

 

Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát Thư tình cuối mùa thu.

Nguồn: Xuân Quỳnh, Tự hát, NXB Tác phẩm mới, 1984

Thơ tình cuối mùa thu

Mùa xuân nho nhỏ

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

 

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

 

Ðất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Ðất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

 

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

 

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

 

Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế…

 

11 – 1980

Bài thơ này được tác giả viết trên giường bệnh trước khi mất không lâu, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả. Bài thơ được in trong tập thơ Huế mùa xuân. Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

Nguồn:

  • Huế mùa xuân, NXB Văn nghệ Giải phóng, 1970
  • Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Giáo dục, 1987

Mùa xuân nho nhỏ

Nếu anh còn trẻ – Hoàng Cầm

Nếu anh còn trẻ như năm ấy

Quyết đón em về sống với anh

Những khoảng chiều buồn phơ phất lại

Anh đàn em hát níu xuân xanh

Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận

Anh lụy đời quên bến khói sương

Năm tháng… năm cung mờ cách biệt

Bao giờ em hết nợ Tầm dương?

Nếu có ngày mai anh trở gót

Quay về lãng đãng bến sông xa

Thì em còn đấy hay đâu mất?

Cuối xóm buồn teo một tiếng gà…

 

Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành nhạc phẩm Tình Cầm.

Nếu anh còn trẻ – Hoàng Cầm

Bài thơ Thuyền và Biển

Em sẽ kể anh nghe

Chuyện con thuyền và biển:

 

“Từ ngày nào chẳng biết

Thuyền nghe lời biển khơi

Cánh hải âu, sóng biếc

Đưa thuyền đi muôn nơi

 

Lòng thuyền nhiều khát vọng

Và tình biển bao la

Thuyền đi hoài không mỏi

Biển vẫn xa… còn xa

 

Những đêm trăng hiền từ

Biển như cô gái nhỏ

Thầm thì gửi tâm tư

Quanh mạn thuyền sóng vỗ

 

Cũng có khi vô cớ

Biển ào ạt xô thuyền

(Vì tình yêu muôn thuở

Có bao giờ đứng yên?)

 

Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu

 

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau – rạn vỡ

 

Nếu từ giã thuyền rồi

Biển chỉ còn sóng gió”

Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố.

 

4 – 1963

Bài thơ này đã được các nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Hữu Xuân phổ nhạc thành các bài hát cùng tên.

Bài thơ Thuyền và Biển

Tây Tiến

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

 

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

 

Anh bạn dãi dầu không bước nữa,

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét,

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

 

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

 

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,

Kìa em xiêm áo tự bao giờ.

Khèn lên man điệu nàng e ấp,

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

 

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?

Có nhớ dáng người trên độc mộc,

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?

 

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

 

Rải rác biên cương mồ viễn xứ,

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

Áo bào thay chiếu, anh về đất,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

 

Tây Tiến người đi không hẹn ước,

Đường lên thăm thẳm một chia phôi.

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy,

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

 

Phù Lưu Chanh, 1948

Quang Dũng tham gia đoàn quân Tây Tiến năm 1947 và hành quân lên Tây Bắc với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội nước bạn để bảo vệ vùng biên giới Việt Lào. Ban đầu, bài thơ được đặt tên là Nhớ Tây Tiến. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

Tây Tiến

Anh còn nợ em

Anh còn nợ em

Công viên ghế đá

Công viên ghế đá

Lá đổ chiều êm

 

Anh còn nợ em

Dòng xưa bến cũ

Dòng xưa bến cũ

Con sông êm đềm

 

Anh còn nợ em

Chim về núi nhạn

Trời mờ mưa đêm

Trời mờ mưa đêm

 

Anh còn nợ em

Nụ hôn vội vàng

Nụ hôn vội vàng

Nắng chói qua song

 

Anh còn nợ em

Con tim bối rối

Con tim bối rối

Anh còn nợ em

 

Và còn nợ em

Cuộc tình đã lỡ

Cuộc tình đã lỡ

Anh còn nợ em.

 

Bài thơ này đã được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc thành bài hát cùng tên

Về bối cảnh sáng tác bài thơ, có một phụ nữ kể lại câu chuyện tình của cô bạn thân của cô với một thanh niên tên Tài học cùng trường nhưng hơn mấy lớp ở Ninh Hoà. Chàng và nàng quen nhau từ thủa học trò. Đỗ tú tài, chàng vào Sài Gòn, rồi sau đó du học Mỹ, nàng thì ở lại quê làm cô giáo trường làng. Ra đi, chàng bảo nàng yên tâm đợi chàng về. Nhưng rồi sau đó được tin chàng đã lấy vợ, một người con gái học thức, sang giàu, nàng đau khổ một thời gian rồi cũng lấy chồng.

Sau 1975, một lần họp đồng hương Ninh Hoà ở Mỹ, người phụ nữ kể chuyện gặp lại chàng, biết cô sắp về thăm quê, chàng gửi ít tiền về biếu nàng ngày xưa, vốn là bạn thân của cô. Nàng sống ở quê cùng chồng là thương phế binh chế độ cũ, với năm con, nghèo lắm nhưng từ chối món tiền của chàng. Qua Mỹ, đến thăm chàng trong ngôi nhà cao đẹp, nhưng một mình vì đã li di vợ, có đứa con trai cũng sống với mẹ. Người phụ nữ kể lại câu chuyện, chàng ngậm ngùi nói “anh còn nợ em”.

Hạt gạo làng ta

Kính tặng chú Xuân Diệu

 

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay…

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…

Hạt gạo làng ta

Những năm bom Mỹ

Trút trên mái nhà

Những năm cây súng

Theo người đi xa

Những năm băng đạn

Vàng như lúa đồng

Bát cơm mùa gặt

Thơm hào giao thông…

Hạt gạo làng ta

Có công các bạn

Sớm nào chống hạn

Vục mẻ miệng gàu

Trưa nào bắt sâu

Lúa cao rát mặt

Chiều nào gánh phân

Quang trành quết đất

Hạt gạo làng ta

Gửi ra tiền tuyến

Gửi về phương xa

Em vui em hát

Hạt vàng làng ta…

 

1969

Nguồn:

  1. Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999
  2. SGK Tiếng Việt 5, tập 2, NXB Giáo dục, 2004
  3. SGK Văn 5, tập 2, NXB Giáo dục, 1989

Bài thơ được sáng tác sáng tác năm 1969, sau này được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).

Hạt gạo làng ta

Màu tím hoa sim

Khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh

Nàng có ba người anh đi bộ đội

Những em nàng

Có em chưa biết nói

Khi tóc nàng xanh xanh

Tôi người Vệ quốc quân

xa gia đình

Yêu nàng như tình yêu em gái

Ngày hợp hôn

nàng không đòi may áo mới

Tôi mặc đồ quân nhân

đôi giày đinh

bết bùn đất hành quân

Nàng cười xinh xinh

bên anh chồng độc đáo

Tôi ở đơn vị về

Cưới nhau xong là đi

Từ chiến khu xa

Nhớ về ái ngại

Lấy chồng thời chiến binh

Mấy người đi trở lại

Nhỡ khi mình không về

thì thương

người vợ chờ

bé bỏng chiều quê…

Nhưng không chết

người trai khói lửa

Mà chết

người gái nhỏ hậu phương

Tôi về

không gặp nàng

Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối

Chiếc bình hoa ngày cưới

thành bình hương

tàn lạnh vây quanh

Tóc nàng xanh xanh

ngắn chưa đầy búi

Em ơi giây phút cuối

không được nghe nhau nói

không được trông nhau một lần

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím

áo nàng màu tím hoa sim

Ngày xưa

một mình đèn khuya

bóng nhỏ

Nàng vá cho chồng tấm áo

ngày xưa…

Một chiều rừng mưa

Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc

Được tin em gái mất

trước tin em lấy chồng

Gió sớm thu về rờn rợn nước sông

Đứa em nhỏ lớn lên

Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị

Khi gió sớm thu về

cỏ vàng chân mộ chí

Chiều hành quân

Qua những đồi hoa sim

Những đồi hoa sim

những đồi hoa sim dài trong chiều không hết

Màu tím hoa sim

tím chiều hoang biền biệt

Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa

Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu

Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau

Chiều hoang tím có chiều hoang biết

Chiều hoang tím tím thêm màu da diết

Nhìn áo rách vaiTôi hát trong màu hoa

Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…

Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm

Tím tình ơi lệ ứa

Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành

Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn

Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím

Tôi ví vọng về đâu

Tôi với vọng về đâu

Áo anh nát chỉ dù lâu…

 

1949

Bài thơ này có nhiều dị bản truyền tụng khác nhau, đây đã được xác nhận là bản gốc. Bài thơ này đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc như Dzũng Chinh, Phạm Duy, Anh Bằng, Duy Khánh, Nguyễn Đặng Mừng, Thu Hồ, Hồng Vân…Vợ tác giả tên thật là Lê Đỗ Thị Ninh, là con gái cụ Lê Đỗ Kỳ. Lê Đỗ Kỳ cùng công tác tại Uỷ ban tỉnh Thanh Hoá sau Cách mạng tháng Tám với Hữu Loan. Cụ Kỳ nguyên là Chánh Thanh tra Lâm nghiệp toàn Đông Dương.

Cụ Kỳ có nhiều con trai là sỹ quan quân đội Nhân dân VN nổi tiếng: Con trai cả là Lê Đỗ Khôi, hy sinh tại Điện Biên Phủ 5 tiếng đồng hồ trước khi quân ta cắm cờ trên sở chỉ huy của Pháp. Tiếp đó là Lê Đỗ Nguyên, tức Trung tướng Hồng Cư. Em ông Cư là Lê Đỗ An, tức Nguyễn Tiên Phong, sau là Bí thư Trung ương Đoàn TNCS HCM. Em ông Nguyên là Đại tá Lê Đỗ Thái. Hai ông Hồng Cư và Lê Đỗ Thái hiện sống ở Hà Nội và đều lấy con gái GS. Đặng Thai Mai.

Nguồn: Hữu Loan, Màu tím hoa sim, NXB Văn học, 1990

Màu tím hoa sim

Lá diêu bông

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng

Chị thẩn thơ đi tìm

Đồng chiều

Cuống rạ

Chị bảo

– Đứa nào tìm được lá Diêu Bông

Từ nay ta gọi là chồng

Hai ngày Em tìm thấy lá

Chị chau mày –

Đâu phải lá Diêu Bông

Mùa đông sau Em tìm thấy lá

Chị lắc đầu

trông nắng vãn bên sông

Ngày cưới Chị

Em tìm thấy lá

Chị cười xe chỉ ấm trôn kim

Chị ba con

Em tìm thấy lá

Xoè tay phủ mặt Chị không nhìn

Từ thuở ấy

Em cầm chiếc lá

đi đầu non cuối bể

Gió quê vi vút gọi

Diêu Bông hời!…

…ới Diêu Bông!…

 

Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên, và nhạc sĩ Trần Tiến phổ nhạc thành bài hát Chuyện tình lá diêu bông.

Lá diêu bông

Hoa Sữa

Tuổi mười lăm em lớn từng ngày

Một buổi sáng bỗng thành thiếu nữ

Hôm ấy mùa thu anh vẫn nhớ

Hoa sữa thơm ngây ngất bên hồ

 

Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu

Mùi hoa sữa trong áo em và mái tóc

Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt

Vậy mà tan trong sương gió mong manh

 

Tại mùa thu, tại em hay tại anh

Tại sang đông không còn hoa sữa

Tại siêu hình tại gì không biết nữa

Tại con bướm vàng có cánh nó bay

 

Đau khổ nhiều nhưng éo le thay

Không phải thời Roméo và Juliet

Nên chẳng có đứa nào dám chết

Đành lòng thôi mỗi đứa một phương

 

Chỉ mùa thu tròn vẹn nhớ thương

Hương hoa sữa cứ trở về mỗi độ

Hương của mối tình đầu nhắc nhở

Có hai người xưa đã yêu nhau…

 

Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Việt Long phổ nhạc thành bài hát Tình đầu.

Nguồn: Nguyễn Phan Hách, Hoa sữa, NXB Hội Nhà văn, 2000

Hoa Sữa (Lời thơ Nguyễn Phan Hách, phổ nhạc: Hồng Đăng)

Câu hỏi thường gặp

1. Tại sao nên quan tâm đến top 10 bài thơ kinh điển được phổ nhạc?

Top 10 bài thơ kinh điển được phổ nhạc là cơ hội để khám phá sự kết hợp độc đáo giữa lời thơ và âm nhạc, là nguồn cảm hứng tinh thần và nghệ thuật.

2. Những bài thơ nào được xem xét trong danh sách này?

Danh sách này bao gồm những bài thơ kinh điển từ nhiều thời kỳ và ngôn ngữ, được phổ nhạc một cách tuyệt vời, tạo ra những tác phẩm âm nhạc đáng nghe.

3. Làm thế nào để lựa chọn bài thơ phổ nhạc phù hợp với sở thích của mình?

Việc lựa chọn bài thơ phổ nhạc phù hợp với sở thích của bạn nên dựa trên nội dung, giai điệu, và phong cách mà bạn yêu thích. Danh sách này cung cấp nhiều lựa chọn đa dạng để bạn tìm kiếm.

4. Làm thế nào để tận hưởng sự kết hợp giữa lời thơ và âm nhạc trong bài thơ phổ nhạc?

Để tận hưởng sự kết hợp giữa lời thơ và âm nhạc, bạn nên lắng nghe một cách tập trung, để cảm nhận mỗi giai điệu và từng dòng lời thơ. Đây là cách bạn có thể hiểu sâu hơn về ý nghĩa của tác phẩm.

5. Bài thơ phổ nhạc có ý nghĩa gì trong nghệ thuật và cuộc sống của con người?

Bài thơ phổ nhạc góp phần làm phong phú nghệ thuật và mang lại trải nghiệm tinh thần sâu sắc. Chúng là cầu nối giữa lời thơ và âm nhạc, tạo ra tác phẩm gợi cảm hứng và tinh tế.

6. Làm thế nào để bắt đầu khám phá top 10 bài thơ kinh điển được phổ nhạc?

Để bắt đầu khám phá top 10 bài thơ kinh điển được phổ nhạc, bạn có thể tìm kiếm và nghe qua các phiên bản âm nhạc của những tác phẩm này hoặc đọc lời thơ cùng với âm nhạc để tận hưởng trải nghiệm độc đáo.

7. Bài thơ phổ nhạc có thể truyền tải thông điệp gì?

Bài thơ phổ nhạc có thể truyền tải thông điệp về tình yêu, đau khổ, tinh thần, và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. Chúng là một cách để thể hiện cảm xúc và ý nghĩa sâu sắc.

8. Làm thế nào để thấu hiểu sâu hơn về ngữ cảnh và tác giả trong bài thơ phổ nhạc?

Để thấu hiểu sâu hơn về ngữ cảnh và tác giả trong bài thơ phổ nhạc, bạn nên tìm hiểu về nguồn gốc của bài thơ, ngôn ngữ sử dụng, và lịch sử tác giả. Điều này giúp bạn cảm nhận tinh thần và bản sắc đặc biệt của từng tác phẩm.

9. Tại sao nên thường xuyên khám phá thế giới của bài thơ phổ nhạc?

Thường xuyên khám phá thế giới của bài thơ phổ nhạc là cách để bạn trải nghiệm sự đa dạng của nghệ thuật và tìm thấy cảm hứng trong cuộc sống hàng ngày.

10. Bài thơ phổ nhạc có thể là nguồn cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật của bạn?

Chắc chắn, bài thơ phổ nhạc có thể là nguồn cảm hứng quý báu trong sáng tạo nghệ thuật của bạn. Chúng là một cách tuyệt vời để bạn tìm kiếm ý tưởng mới và thúc đẩy sự sáng tạo.

Kết

Nhưng bất kể bạn là người yêu thơ, nhạc, hay đơn giản là một tâm hồn đang tìm kiếm sự thăng hoa qua nghệ thuật, các bài thơ kinh điển được phổ nhạc luôn là nguồn cảm hứng không giới hạn. Với khả năng kết hợp giữa lời thơ và giai điệu, chúng đã tạo ra những tác phẩm vĩ đại. Đã đến lúc bạn thả mình vào những giai điệu của những bài thơ này, để tận hưởng và khám phá vẻ đẹp của tinh thần con người. Hãy để những nghệ sĩ và nhà thơ kể cho bạn những câu chuyện qua âm nhạc và lời thơ, để bạn được đắm chìm trong sự sáng tạo và tinh thần nghệ thuật.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: