Với sự kiên thức sâu rộng về Ngữ Văn và tinh thần sáng tạo, tôi hướng dẫn bạn đi sâu vào những bài soạn xuất sắc về Phú sông Bạch Đằng, một chủ đề đặc biệt quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 10. Tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách tác giả diễn đạt tinh thần và thông điệp của bài viết, từ đó giúp bạn nắm vững nội dung và cách triển khai ý. Hãy cùng tôi khám phá những bài soạn đáng giá về Phú sông Bạch Đằng và cách họ đã góp phần làm giàu di sản văn học của dân tộc.

Bài soạn tham khảo số 1

Câu 1 (Trang 7 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Bố cục: gồm 4 đoạn

Đoạn 1 ( từ đầu… luống còn lưu): cảm xúc lịch sử của “khách” trước sông Bạch Đằng.

Đoạn 2 (tiếp… nghìn xưa ca ngợi): Lời của các bô lão kể với khách về những chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng

Đoạn 3 (tiếp… chừ lệ chan): suy ngẫm bình luận của các bộ lão về những chiến công xưa

Đoạn 4 (còn lại) Lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người.

Câu 2 (trang 7 sgk ngữ văn 10 tập 2):

– “Khách” người mang tính cách phóng khoáng, mạnh mẽ:

+ Là bậc “tao nhân mặc khách” ham thích du ngoạn, đi nhiều, hiểu biết rộng, làm bạn với trăng

– Nhân vật “khách” tuy có tính chất công thức của thể phú song ngòi bút tài hoa, Trương Hán Siêu đã thổi hồn thành nhân vật sinh động.

+ Là cái tôi tác giả- một người mang tráng chí và tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử

– Cái tráng chí bốn phương, sự hiểu biết của nhân vật “khách” được, thông qua những địa điểm những tên gọi địa danh trong điển cố Trung Quốc (Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt…)

– Loại địa danh của đất Việt (cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng.

+ Thể hiện tráng chí bốn phương, địa danh thứ hai mang tính cụ thể, thể hiện tình yêu đất nước

Câu 3: (trang 7 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Cảm xúc của “khách”:

– Khách vừa có cảm giác vui, buồn, vừa tự hào, nuối tiếc → Có tráng chí bốn phương, yêu nước, tự hào

+ Vui trước cảnh hùng vĩ, thơ mộng núi sông, tự hào vì dòng sông ghi nhiều chiến công hiển hách

– Khách buồn, nuối tiếc: dấu tích oanh liệt ngày xưa trở nên trơ trọi, hoang vu. Dòng thời gian làm lãng quên đi những giá trị lịch sử

– Đoạn thơ chủ yếu ngắt nhịp chẵn, thể hiện điệu nhịp nhàng, trầm lắng, khơi gợi nhiều nỗi suy tư

Câu 4 (trang 7 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Các bô lão hình ảnh của tập thể vừa đại diện cho nhân dân địa phương, chứng nhận lịch sử, đồng thời cũng là sự phân thân của tác giả.

Nhân vật bô lão tạo nên nhân vật có tính lịch đại để có được sự đối đáp tự nhiên, từ đó dựng lên trận thủy chiến Bạch Đằng

– Các bô lão kể chuyện xưa với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng gợi lên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng

+ Các kì tích trên sông Bạch Đằng được kể với sự bừng bừng hào khí: trận chiến thời Ngô Quyền tới Trần Hưng Đạo

+ Những trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét bút khoa trương thần tình

+ Âm thanh, màu sắc, trực cảm, tưởng tượng tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm

– Những hình ảnh điển tích được chọn lọc để tô đậm thêm sự vẻ vang của dân tộc, cũng như chiến công, tài đức của vua tôi nhà Trần

– Bô lão nhưng nghe trong đó có giọng của “khách” niềm cảm hoài của các bô lão gặp niềm sững sờ buồn tiếc của khách tạo nên sự cộng hưởng

Câu 5 (trang 7 sgk ngữ văn 10 tập 2):

– Đoạn cuối “bô lão” và “khách” hiện thân hô ứng của xưa- nay

+ Ca lên niềm tự hào về non sông hùng vĩ, luận bàn về chiến thắng sông Bạch Đằng khúc anh hùng về tinh thần ngoan cường của con người

– Lời ca bô lão mang âm hưởng sử thi, dòng sông cuộc đời với chân lí: bất nhân thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ

– Lời nối tiếp của “khách” có ý nghĩa tổng kết, ca ngợi công đức hai vị vua anh minh, bày tỏ khát vọng hòa bình muôn thuở, tư tưởng nhân vật cao đẹp

Câu 6 (trang 7 sgk ngữ văn 10 tập 2):

– Giá trị nội dung: bài phú thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về truyền thống anh hùng, chống giặc ngoại xâm

– Đề cao vai trò, trí tuệ của con người

– Giá trị nghệ thuật:

+ Cấu tứ đơn giản, hấp dẫn. Bố cục chặt chẽ

+ Lời văn linh hoạt

+ Hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình, giàu triết lí

+ Ngôn từ: trang trọng, tráng lệ, lắng đọng, giàu suy tư

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 7 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Học sinh tự chọn những câu thơ mình yêu thích nhất để học thuộc

Bài 2 (trang 7 skg ngữ văn 10 tập 2):

Kết bài “Phú sông Bạch Đằng” với “Sông Bạch Đằng)

– Gần gũi:

– Ca ngợi chiến thắng trên con sông huyền thoại Bạch Đằng thời Trùng Hưng

– Cùng ngợi ca thiên nhiên, con người làm nên chiến thắng

– Thơ viết bằng chữ Hán

Khác biệt

Thể loại: bài “Sông Bạch Đằng” được viết theo thể Đường luật, “Bạch Đằng giang phú” viết theo thể phú cổ thể

Hình minh họa

Bài soạn tham khảo số 2

I. Hướng dẫn soạn bài

* Thể loại: Phú cổ thể.

* Hoàn cảnh ra đời: Ra đời khoảng 50 năm sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần 3 (1288).

Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

* Bố cục: 4 phần

– Phần 1: Từ đầu…… còn lưu: cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc sông Bạch Đằng.

– Phần 2: Bên sông……. Ca ngợi: lời kể của các bô lão về những chiến công trên sông Bạch Đằng

– Phần 3: Tuy nhiên …… lệ chan: suy ngẫm và bình luận của các bô lão về những chiến công.

– Phần 4: Còn lại: lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người.

Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Khách – Tác giả.

– Mục đích: thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, tìm hiểu mảnh đất từng ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc.

– Địa danh Trung Quốc: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng.

– Địa danh đất Việt: Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng.

→ Khách là người đi nhiều, biết rộng về lịch sử dân tộc, có chí bốn phương, tâm hồn tự do, phóng khoáng.

Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Tâm trạng khách:

+ Lúc vui thú trước cảnh nước trời kì vĩ.

+ Lúc buồn tiếc vì cảnh xưa thật đáng tự hào giờ đìu hiu, hoang quạnh.

+ Lúc tiếc thương những người anh hùng đã khuất.

→ Tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc.

Câu 4 (trang 7 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Vai trò của hình tượng các bô lão trong bài phú: người kể chuyện và là người bình luận những chiến tích xưa.

– Các bô lão kể cảnh chiến trận:

• Lực lượng:

+ Thuyền tàu muôn đội.

+ Giáo gươm sáng chói.

→ Quy mô lực lượng hùng hậu, khí thế dũng mãnh quyết liệt.

• Thái độ của giặc:

+ Những tưởng…..một lần.

+ Quét sạch ……. Bốn cõi.

→ Kiêu ngạo, khoác lác.

• Kết quả:

+ Khác nào khi xưa:

+ Trận Xích Bích……tro bay.

+ Trận Hợp Phì …….chết trụi.

→ Mượn tích xưa để nói lên sự thất bại nhục nhã ê chề của kẻ thù và những chiến công oanh liệt của ta.

– Thái độ, giọng điệu của các bô lão trong khi kể: nhiệt huyết, tự hào.

– Nguyên nhân ta thắng, địch thua: Cũng nhờ

+ Trời đất cho nơi hiểm trở.

+ Nhân tài giữ cuộc điện an.

→ 2 nhân tố dẫn đến chiến thắng nhưng vai trò và vị trí con người là nhân tố quyết định chiến thắng trận Bạch Đằng.

Câu 5 (trang 7 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Lời ca của các bô lão:

+ bất nghĩa: tiêu vong.

+ anh hùng: lưu danh.

→ Tuyên ngôn, chân lí vĩnh hằng bất biến, là quy luật từ ngàn xưa đến nay.

– Lời hòa ca của “khách”:

+ Anh minh hai vị thánh quân.

+ Bởi đâu… cốt mình đức cao.

→ Khẳng định nguyên nhân chiến thắng là lẽ sống, đạo đức, là khát vọng hòa bình và đường lối giữ nước tài tình của nhà Trần.

⇒ Lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người, thể hiện niềm tự hào dân tộc, tư tưởng nhân văn cao đẹp.

Câu 6 (trang 7 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Nghệ thuật: Bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, ngôn từ vừa trang trọng vừa gợi cảm.

– Nội dung: Bài phú thể hiện niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Học thuộc một số câu trong bài phú

Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Nét giống nhau của hai bài thơ:

+ Đều thể hiện lòng tự hào trước những chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng.

+ Đều khẳng định sự anh minh của “nhị thánh”.

+ Đề cao và trân trọng vai trò và vị trí của con người trong quá trình làm nên lịch sử.

Hình minh họa

Bài soạn tham khảo số 3

Hướng dẫn soạn bài

Bố cục:

– Phần 1 – mở (từ đầu… còn lưu): cảm xúc nhân vật khách trước sông Bạch Đằng.

– Phần 2 – giải thích (tiếp… ca ngợi): Các bô lão kể lại chiến tích trên sông.

– Phần 3 – bình luận (tiếp…chừ lệ chan): Lời bình của các bô lão về chiến thắng.

– Phần 4 – kết (còn lại): Khẳng định vai trò và đức độ con người.

Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

Một số nét sơ lược:

– Vị trí chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử: ghi dấu nhiều chiến công hiển hách (phá quân Nam Hán, đánh tan Mông – Nguyên).

– Đề tài sông Bạch Đằng là nguồn cảm hứng bất tận cho văn thơ (Nguyễn Trãi, Trương Hán Siêu, Nguyễn Sưởng…).

Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

Hình tượng nhân vật “khách”: Khách là sự phân thân của tác giả.

– Mục đích dạo chơi : thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên và nghiên cứu cảnh trí đất nước => người yêu thiên nhiên, mang tính tráng sĩ phóng khoáng, mạnh mẽ.

– Khách đã “đi qua”: địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc (Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ,…) thể hiện tráng chí bốn phương, hiểu biết phong phú, có hoài bão; địa danh của đất Việt (cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng) – cụ thể, đương đại, thể hiện tình yêu đất nước, tâm hồn ưu ái.

Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

“Khách” mang tâm trạng buồn vui lẫn lộn, vui trước cảnh hùng vĩ thơ mộng “bát ngát sóng kình, thướt tha đuôi trĩ…”, phấn khởi tự hào trước dòng sông từng ghi bao chiến tích “gãy giáo”, “xương khô”, nhưng cũng lặng buồn vì cảnh xưa, dấu tích xưa giờ đìu hiu hoang vắng “Buồn vì cảnh thảm”, tiếc thương những người anh hùng đã khuất “Thương nỗi anh hùng”, “tiếc thay”.

Câu 4 (trang 7 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

– Hình tượng các bô lão: là người dân địa phương, là phân thân của tác giả, là hình ảnh tập thể xuất hiện như một sự hô ứng, tạo không khí đối đáp tự nhiên, kể cho khách nghe về những chiến tích lịch sử trên sông Bạch Đằng.

– Các bô lão kể chuyện với giọng đầy nhiệt huyết, tự hào, lời lẽ cô đọng. Các chiến tích được tái hiện bằng cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ…, đó là sức mạnh, khí thế dũng mãnh như hổ báo của các chiến sĩ đời Trần, trận đánh mang tầm vóc kì vĩ. Và cuối cùng, ý chí yêu nước cùng sức mạnh chính nghĩa của quân ta đã chiến thắng vang dội.

– Qua lời bình của các bô lão, có thể nhận thấy yếu tố quan trọng nhất làm nên chiến thắng không chỉ là “đất hiểm” mà cốt ở “đức cao” của con người.

Câu 5 (trang 7 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

Lời ca của các vị bô lão và lời ca nối tiếp của “khách” nhằm khẳng định:

– Chân lí “Những người bất nghĩa tiêu vong – Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”

– Ca ngợi hai vị vua anh minh đời Trần.

– Bày tỏ khát vọng hòa bình muôn thuở trên đất nước.

– Ca ngợi đường lối giữ nước “đất hiểm”, “đức cao” của vương triều Trần.

Câu 6 (trang 7 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

Giá trị của bài phú:

– Nội dung: thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước những chiến công trên sông Bạch Đằng. Ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc. Thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao con người trong lịch sử.

– Nghệ thuật: “đỉnh cao nghệ thuật của thể phú”, với cấu tứ đơn giản, bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, hình tượng sinh động, ngôn từ lắng đọng.

Luyện tập

Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Học sinh tự học thuộc lòng một số câu.

Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

– Lời ca của khách kết thúc bài Phú sông Bạch Đằng : ca ngợi sự anh minh của hai vị thánh quân, ca ngợi chiến tích của sông Bạch Đằng, khẳng định chân lí “cốt mình đức cao”.

– So sánh : cả hai bài đều thể hiện niềm tự hào về những chiến công của dân tộc trong công cuộc chống xâm lược và đều khẳng định vị trí, vai trò quyết định của con người. Khác nhau cơ bản ở hai bài này là mức độ vai trò của con người : Trương Hán Siêu đề cao vai trò con người hơn “cốt mình đức cao”, còn Nguyễn Sưởng thì san bằng “Nửa do sông núi, nửa do người”.

Hình minh họa

Bài soạn tham khảo số 4

Bố cục

– Phần 1 (từ đầu… luống còn lưu): cảm xúc lịch sử của khách trước sông Bạch Đằng.

– Phần 2 (tiếp… nghìn xưa ca ngợi): lời của các bô lão kể với khách về những chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng

– Phần 3 (tiếp… chừ lệ chan): suy ngẫm bình luận của các bô lão về những chiến công xưa

– Phần 4 (còn lại): lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người.

Nội dung bài học

– Bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc ta

– Tác phẩm chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử

– Tác phẩm là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Bố cục như trên

– Vị trí: có vị trí lịch sử quan trọng của dân tộc, là một đề tài quen thuộc của thơ ca dân tộc.

Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Mục đích

+ dạo chơi thiên nhiên, chiến địa: “khách” giương buồm giong gió lướt bể chơi trăng

+ tìm hiểu mảnh đất từng ghi nhiều dấu ấn chiến công của dân tộc.

– Khách xuất hiện với tư thế của người đi nhiều, hiểu biết rộng, có tâm hồn phóng khoáng, có tráng trí bố phương, tấm lòng ưu ái với lịch sử dân tộc

Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Cảm xúc của khách là vừa phấn khởi tự hào, vừa buồn thương nuối tiếc

+ Khách vui, tự hào: vì cảnh bát ngát, thướt tha, nước trời một sắc cảnh non sông hùng vĩ, thơ mộng, vì dòng sông ghi bao chiến công hiển hách.

+ Khách buồn, nuối tiếc: vì những dấu tích oanh liệt ngày xưa nay đìu hiu, ảm đạm. thời gian đang vùi lấp bao giá trị vào quá khứ.

– Đoạn thơ chủ yếu ngắt nhịp chẵn, thể hiện điệu nhịp nhàng, trầm lắng, khơi gợi nhiều nỗi suy tư

Câu 4 (trang 7 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Vai trò của các bô lão :

+ là người dân địa phương, là hình ảnh tập thể, xuất hiện như một lời hô ứng.

+ đóng vai trò là người kể chuyện, là người bình luận các chiến tích xưa.

+ tạo không khí đối đáp tự nhiên, giúp “khách” bộc lộ tâm tình mình

– Qua lời kể của các bô lão chiến tích Bạch Đằng được gợi lên

+ với sự bừng bừng hào khí: trận chiến thời Ngô Quyền tới Trần Hưng Đạo

+ với những trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét bút khoa trương thần tình

– Thái độ, giọng điệu các bô lão :

+ đầy nhiệt huyết, tự hào, là cảm hứng của người trong cuộc.

+ lời kể: ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn khái quát được đầy đủ, sinh động không khí của trận đánh, chiến trường.

– Qua lời bình luận của các bô lão khẳng định yếu tố con người là yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất làm nên chiến thắng Bạch Đằng

Câu 5 (trang 7 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Lời ca của các vị bô lão: tổng kết, khẳng định chân lí sáng ngời: bất nghĩa thì tiêu vong, chỉ có người nhân nghĩa thì được lưu danh thiên cổ.

– Lời ca của khách:

+ Ca ngợi sự anh minh của hai vị thánh quân, chiến tích sông bạch đằng

+ khẳng định chân lí: nhân kiệt là yếu tố quyết định thắng lợi.

+ Thể hiện niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp.

Câu 6 (trang 7 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Giá trị nội dung

+ bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sán ngời của dân tộc Việt Nam

+ tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân văn cao qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người.

– Giá trị về nghệ thuật:

+ kết cấu chủ (bô lão) – khách (tác giả) đối đáp

+ bố cục rõ ràng, đơn giản mà chặt chẽ

+ hình tượng nghệ thuật sống động.

LUYỆN TẬP

1. Học thuộc một số câu yêu thích trong bài phú

2. So sánh

– Điểm gần gũi:

+ Cùng ca ngợi chiến thắng Bạch Đằng thời Trùng Hưng

+ Cùng ca ngợi các yếu tố thiên nhiên và con người làm nên chiến thắng.

+ Cùng nhấn mạnh thiên nhiên hiểm trở, hùng tráng, càng nhấn mạnh yếu tố con người.

+ Cùng viêt bằng chữ Hán.

– Điểm khác biệt:

+ Bài Sông Bạch Đằng được viết theo thể thơ Đường luật (ngắn)

+ bài Bạch Đằng giang phú viết theo thể phú cổ thể (dài)

Hình minh họa

Bài soạn tham khảo số 5

Câu 1 (trang 7 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

– Bố cục: 4 phần

+ Đoạn 1: “Khách có kẻ… luống còn lưu”: giới thiệu nhân vật khách và tráng trí của ông, cảm xúc của khách hi du ngoạn qua sông Bạch Đằng.

+ Đoan 2: “Bên sông các bô lão… chừ lệ chan”: cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện của các bô lão.

+ Đoạn 3: “ Rồi vừa đi… lưu danh”: Lời bình luận của các bô lão.

+ Đoạn 4 – còn lại: lời kết- bình luận của nhân vật khách- tác giả.

– Vị trí: có vị trí lịch sử quan trọng của dân tộc. Là 1 đề tài quen thuộc của thơ ca dân tộc.

Câu 2 (trang 7 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

– Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa: “khách” giương buồm gió lướt bể chơi trăng nhưng mục đích không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn tìm hiểu mảnh đất từng ghi nhiều dấu ấn chiến công của dân tộc.

– Khách xuất hiện với tư thế của người đi nhiều, hiểu biết rộng, có tâm hồn phóng khoáng, chí hướng lớn lao: “Nơi có người đi…bốn phương vẫn còn tha thiết”.

Câu 3 (trang 7 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Khách có cảm giác vừa vui vừa buồn, vừa tự hào vừa nuối tiếc => Khách có tráng chí bốn phương, yêu nước, tự hào dân tộc.

– Khách vui, tự hào: vì cảnh bát ngát, thướt tha, nước trời một sắc => cảnh non sông hùng vĩ, như thơ, như mộng. Tự hào vì dòng sông ghi bao chiến công hiển hách.

– Khách buồn, nuối tiếc: vì những dấu tích oanh liệt ngày xưa nay đìu hiu, ảm đạm. Dòng thời gian đang vùi lấp dần bao giá trị vào quá khứ.

Câu 4 (trang 7 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Vai trò của các bô lão:

– Các bô lão là người dân địa phương, là hình ảnh tập thể, xuất hiện như một lời hô ứng. Các bô lão đóng vai trò là người kể chuyện, là người bình luận các chiến tích xưa.

– Tạo không khí đối đáp tự nhiên, giúp “khách” bộc lộ tâm tình mình.

Thái độ, giọng điệu các bô lão:

– Thái độ, giọng điệu: đầy nhiệt huyết, tự hào, là cảm hứng của người trong cuộc.

– Lời kể: ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn khái quát được đầy đủ, sinh động không khí của trận đánh, chiến trường.

– Qua lời bình luận của các bô lão : yếu tố con người là yếu tố quyết định, giữ vai trò quan trọng nhất làm nên chiến thắng Bạch Đằng.

Câu 5 (trang 7 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

– Lời ca của các vị bô lão: vừa tổng kết, vừa thể hiện chân lí sáng ngời: bất nghĩa thì tiêu vong, chỉ có người nhân nghĩa thì được lưu danh thiên cổ.

– Lời ca của khách:

+ Ca ngợi sự anh minh của hai vị thánh quân, chiến tích sông bạch đằng, khẳng định chân lí: Nhân kiệt là yếu tố quyết định thắng lợi.

+ Thể hiện niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp.

Câu 6 (trang 7 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

– Giá trị nội dung : bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sán ngời của dân tộc VN. Tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân văn cao qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người.

– Giá trị về nghệ thuật: kết cấu chủ (bô lão) – khách (tác giả) đối đáp: bố cục rõ ràng, đơn giản mà chặt chẽ; hình tượng nghệ thuật sống động.

Luyện tập

Câu 2 (trang 7 SGGK Ngữ văn 10 tập 1)

So sánh đoạn kết bài “Phú sông Bạch Đằng” với bài thơ “Sông Bạch Đằng” (Nguyễn Sưởng).

*Tương đồng:

– Cùng ca ngợi chiến thắng Bạch Đằng thời Trùng Hưng

– Cùng ca ngợi các yếu tố thiên nhiên và con người làm nên chiến thắng.

– Cùng nhấn mạnh thiên nhiên hiểm trở, hùng tráng, càng nhấn mạnh yếu tố con người.

– Cùng viêt bằng chữ Hán.

*Khác biệt:

– Về thể loại: Bài “Sông Bạch Đằng” được viết theo thể thơ Đường luật (ngắn); bài “Bạch Đằng giang phú” viết theo thể phú cổ thể (dài).

– Trương Hán Siêu đề cao vai trò con người hơn “cốt mình đức cao”, còn Nguyễn Sưởng thì san bằng “Nửa do sông núi, nửa do người”.

Hình minh họa

Câu hỏi thường gặp

1. Bạch Đằng giang phú là tác phẩm nào?

Bạch Đằng giang phú là một tác phẩm văn học nổi tiếng trong ngữ văn lớp 10.

2. Ai là tác giả của Bạch Đằng giang phú?

Tác giả của Bạch Đằng giang phú là Nguyễn Ngọc Kỷ.

3. Tại sao Bạch Đằng giang phú được coi là một trong những bài soạn hay nhất?

Bạch Đằng giang phú được coi là một trong những bài soạn hay nhất vì nó mang lại cái nhìn sâu sắc về trận Bạch Đằng năm 938, thể hiện tài nghệ văn học xuất sắc của tác giả.

4. Bài soạn Bạch Đằng giang phú nói về nội dung gì?

Bạch Đằng giang phú nói về trận Bạch Đằng năm 938, khi quân nước Nam Hán đang tấn công nước Đại Cồ Việt.

5. Tại sao Bạch Đằng giang phú lại có tên gọi là ‘Bạch Đằng giang phú’?

Tên gọi ‘Bạch Đằng giang phú’ xuất phát từ tên con sông Bạch Đằng – nơi diễn ra trận chiến lịch sử năm 938 giữa nước Đại Cồ Việt và nước Nam Hán.

Kết

Hãy cảm nhận sự hùng vĩ và đẳng cấp văn học thông qua những bài soạn xuất sắc về Phú sông Bạch Đằng. Chúng ta đã khám phá và tìm hiểu sâu về tác phẩm, từ đó nhận thấy sự tài hoa và tầm quan trọng của các tác giả trong việc ghi lại trang sử vĩ đại. Qua những trang văn học, chúng ta như bước vào một cuộc hành trình lịch sử đầy phấn khích. Cùng với tôi, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp văn chương và ý nghĩa sâu xa mà những bài soạn này mang lại. Hãy để Phú sông Bạch Đằng làm say mê tâm hồn văn chương của bạn!

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: