Bước nào cũng quan trọng, đặc biệt khi viết về “Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm”. Bạn sẽ khám phá những khía cạnh thú vị và tinh tế của chúng qua các bài viết xuất sắc được tổng hợp trong danh sách này. Hãy cùng tôi đi vào chi tiết và khám phá sự quan trọng cũng như ứng dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong văn viết.

Đồng thời, chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng chúng một cách sáng tạo để tạo ra những tác phẩm văn học thú vị và độc đáo. Hãy cùng nhau bắt đầu hành trình này và khám phá thế giới đa sắc mà “Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm” mang lại.

Bài soạn “Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm” số 1

I. Dấu ngoặc đơn

Dấu ngoặc đơn có tác dụng

a, (những người bản xứ) – giải thích

b, ( ba khóa là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon) – thuyết minh

c, ( 701 – 762) – bổ sung thêm

Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa của những đoạn trích trên không thay đổi, vẫn đầy đủ ý nghĩa.

II. Dấu hai chấm

Tác dụng của dấu hai chấm:

a, Dấu hai chấm dùng để dẫn lời nói nhân vật, lời đối thoại

b, Dấu hai chấm trích dẫn lời nói trực tiếp

c, Dấu hai chấm ở đây để giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

a, Dấu ngoặc đơn để giải thích nghĩa cho các từ Hán Việt

+ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát không thể khác)

+ “định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời)

+ “hành khan thủ bại hư” ( chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại)

b, Dấu ngoặc đơn ở đây để giải thích thêm, chú thích thêm về chiều dài cây cầu

c, Dấu ngoặc đơn dùng để bổ sung thêm thông tin

Bài 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

a, Dấu hai chấm để đưa ra ý giải thích cho điều đã nói ( ý rằng thách cưới nặng quá)

b, Dấu hai chấm thứ nhất để đưa ra lời đối thoại trực tiếp. Dấu hai chấm thứ hai để báo hiệu nội dung giải thích

c, Dấu hai chấm để báo hiệu sự liệt kê những tính chất đẳng lập để giải thích cho ý đã nói trước (óng ánh đủ màu)

Bài 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Sau từ “rằng” có thể sử dụng hoặc bỏ dấu hai chấm

+ Khi sử dụng: dấu hai chấm sẽ dẫn ra lời nói trực tiếp, hoặc gián tiếp với mục đích nhấn mạnh, trình bày thông tin.

+ Khi không sử dụng: phần đứng sau không được nhấn mạnh nữa.

Bài 4 (trang 116 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

– Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn nhưng khi thay nghĩa của câu có thay đổi

– Nếu viết lại là Phong Nha gồm: Động khô và Động nước thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được.

+ Vì sau từ gồm cần có dấu hai chấm để liệt kê sự việc.

Bài 5 (trang 116 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

– Bạn học sinh đó chép dấu ngoặc đơn đó sai, vì bạn còn thiếu phần “đóng ngoặc”

– Phần ở trên dấu ngoặc đơn là thành phần phụ của câu.

Bài 6 (trang 116 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Văn bản Bài toán dân số (Theo Thái An, Báo Giáo dục & Thời đại Chủ nhật) đề ra vấn đề cấp thiết của việc hạn chế sự gia tăng dân số nếu con người còn muốn “tồn tại”. Từ một câu chuyện bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đưa người đọc tới việc suy nghĩ, tư duy, liên tưởng tới tình hình phát triển, gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới. Đặc biệt tình trạng gia tăng dân số quá mức xảy ra nhiều ở các nước chậm phát triển kéo theo sự thụt lùi về kinh tế và những vấn đề an sinh. Vì vậy cần có lời giải hợp lý cho: Bài toán dân số.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm” số 2

I. DẤU NGOẶC ĐƠN

1. Đọc những đoạn trích và trả lời câu hỏi:

a) Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí tự do”.

(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)

b) Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xe ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon).

(Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

c) Lí Bạch (701 – 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc; lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên).

(Ngữ văn 7, tập 1)

– Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?

– Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích trên có thay đổi không?

Trả lời:

Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích:

a) Dùng để đánh dấu phần giải thích nhằm làm rõ họ ngụ ý chỉ ai (những người bản xứ). Phần này ngoài chức năng chú thích nhiều khi còn có tác dụng nhấn mạnh.

b) Dùng để đánh dấu phần thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó (ba khía) được dùng để gọi tên một con kênh nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm của con kênh.

c) Dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin về năm sinh, năm mất của thi sĩ Lí Bạch (701-762) và phần cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào (Tứ Xuyên).

Phần trong đầu ngoặc đơn chỉ là phần chú thích thêm, nó không thuộc phần nghĩa cơ bản. Vì vậy nếu bỏ thì nghĩa cơ bản của những đoạn trích không thay đổi.

II. DẤU HAI CHẤM

Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng đế làm gì?

a) Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:

– Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

– Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất!

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

c) Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng chúng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Trả lời

a) Báo trước lời đối thoại (của Dế Mèn nói với Dê Choắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn).

b) Báo trước lời dẫn trực tiếp (Thép Mới dẫn lại lời của người xưa).

c) Phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.

III. LUYỆN TẬP

Trả lời câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Giải thích công dụng dấu ngoặc đơn trong các đoạn trích (trang 135, 136 SGK Ngữ văn 8 tập 1).

Lời giải chi tiết:

a) Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ tiệt nhiên, định phận tại thiên thư , hành khan thủ bại thư.

+ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát không thể khác)

+ “định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời)

+ “hành khan thủ bại hư” ( chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại)

b) Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài của câu có tính cả phần cầu dẫn.

c) Dấu ngoặc đơn đươc dùng ở hai chỗ:

– Ở vị trí thứ nhất, dấu ngoặc đơn đánh dấu phần bổ sung. Phần này có quan hệ lựa chọn với phần được chú thích có phần này thì không có phần kia: người tạo lập văn bản hoặc là người viết, hoặc là người nói. Cách dùng này của dấu ngoặc đơn thường gặp trong các đề thi như:

Anh (chị) hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

– Ở vị trí thứ hai, dấu ngoặc đơn đánh dấu phần thuyết minh để làm rõ những phương tiện ngôn ngữ ở đây là gì.

Trả lời câu 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong những đoạn trích (trang 136 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Lời giải chi tiết:

a) Đánh dấu (báo trước ) phần giải thích cho ý: họ thách nặng quá.

b) Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (của Dế Choắt nói với Dế Mèn) và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.

c) Đánh dấu (báo trước ) phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào.

Trả lời câu 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích (trang 136 SGK Ngữ văn 8 tập 1) được không? Trong đoạn trích này, tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì?

Lời giải chi tiết:

Sau từ “rằng” có thể sử dụng hoặc bỏ dấu hai chấm

+ Khi sử dụng: dấu hai chấm sẽ dẫn ra lời nói trực tiếp, hoặc gián tiếp với mục đích nhấn mạnh, trình bày thông tin.

+ Khi không sử dụng: phần đứng sau không được nhấn mạnh nữa.

Trả lời câu 4 (trang 137 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Quan sát câu sau và trả lời câu hỏi.

Phong Nha gồm hai bộ phận: Đông khô và Động nước.

(Trần Hoàng, Động Phong Nha)

– Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Nếu thay thì ý nghĩa của câu đó có gì thay đổi?

– Nếu viết lại Phong Nha gồm: Động khô và Động nước thì có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

– Được. Khi thấy như vậy nghĩa của câu cơ bản không thay đổi, nhưng người viết coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi phần này đặt sau dấu hai chấm.

– Nếu viết lại “Phong Nha gồm: Động khô và Động nước” thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn, vì trong câu này vế “Động khô và Động nước” không thế coi là thuộc phần chú thích.

Lưu ý: Chỉ trong những trường hợp bỏ phần do dấu hai chấm đánh dấu mà phần còn lại vẫn có sự hoàn chỉnh về nghĩa thì dấu hai chấm mới có thể được thay bằng ngoặc đơn.

Trả lời câu 5 (trang 137 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Một học sinh chép lại đoạn văn của Thanh Tịnh như sau:

Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:

– Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.

– Bạn đó chép lại dấu ngoặc đơn đúng hay sai? Vì sao?

– Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn có phải là bộ phận của câu không?

Lời giải chi tiết:

– Sai, vì dấu ngoặc đơn cũng như dấu ngoặc kép bao giờ cũng được dùng thành cặp. Giáo viên yêu cầu học sinh sửa: đặt thêm một dấu ngoặc đơn.

– Phần được đánh dấu bằng ngoặc đơn không phải là bộ phận của câu. Bài tập này nhằm lưu ý học sinh phần chú thích có thể là bộ phận của câu, nhưng cũng có thể là một hoặc nhiều câu.

Trả lời câu 6 (trang 137 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Dựa vào nội dung đã học ở văn bản Bài toán dân số, hãy viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số, trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

Lời giải chi tiết:

Văn bản Bài toán dân số (Theo Thái An, Báo Giáo dục & Thời đại Chủ nhật) đề ra vấn đề cấp thiết của việc hạn chế sự gia tăng dân số nếu con người còn muốn “tồn tại”. Từ câu chuyện bài toán cổ, tác giả đưa người đọc tới việc suy nghĩ, tư duy, liên tưởng tới tình hình phát triển, gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới. Đặc biệt tình trạng gia tăng dân số quá mức xảy ra nhiều ở các nước chậm phát triển kéo theo sự thụt lùi về kinh tế và những vấn đề an sinh. Vì vậy cần có giải pháp hợp lý cho: Bài toán dân số.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm” số 3

Kiến thức cơ bản

1. Dấu ngoặc đơn

– Dấu ngoặc đơn dùng để dánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)

2. Dấu hai chấm

– Dấu hai chấm dùng để:

  • Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó;
  • Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

Soạn bài

I. Dấu ngoặc đơn

Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

a) Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.

(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)

b) Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon).

(Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

c) Lí Bạch (701 – 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc; lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên).

(Ngữ văn 7, tập một)

Câu hỏi:

1. Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì ?

2. Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi hay không?

Trả lời

1. Tác dụng của dấu ngoặc đơn trong các đoạn trích:

a) Dùng để đánh dấu phần giải thích nhằm làm rõ họ ngụ ý chỉ ai (những người bản xứ). Phần này ngoài chức năng chú thích nhiều khi còn có tác dụng nhấn mạnh.

b) Dùng để đánh dấu phần thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó (ba khía) được dùng để gọi tên một con kênh nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm của con kênh.

c) Dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin về năm sinh, năm mất của thi sĩ Lí Bạch (701 – 762) và phần cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào (Tứ Xuyên).

2. Phần trong đầu ngoặc đơn chỉ là phần chú thích thêm, nó không thuộc phần nghĩa cơ bản. Vì vậy nếu bỏ thì nghĩa cơ bản của những đoạn trích không thay đổi.

II. Dấu hai chấm

Dấu hai chấm trong những đoạn trích sau dùng để làm gì ?

a) Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:

– Được, chủ mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

– Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ki)

b) Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất !

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

c) Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học,

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Trả lời:

a) Báo trước lời đối thoại (của Dế Mèn nói với Dế Choắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn)

b) Báo trước lời dẫn trực tiếp (Thép Mới dẫn lại lời của người xưa).

c) Phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.

Luyện tập

1. Trang 135 SGK

Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích sau:

a) Qua các cụm từ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), “định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời), “hành khan thủ bại hư” (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ.

(Ngữ văn 7, tập một)

b) Chiều dài của cầu là 2 290 m (kể cả phần cầu dẫn với chín nhịp dài và mười nhịp ngắn).

(Thuý Lan, Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử)

c) Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau ; đồng thời, phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu,…) thích hợp.

(Ngữ văn 7, tập 1)

Trả lời:

a) Dấu ngoặc đơn để giải thích nghĩa cho các từ Hán Việt

+ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát không thể khác)

+ “định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời)

+ “hành khan thủ bại hư” (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại)

b) Dấu ngoặc đơn ở đây để giải thích thêm, chú thích thêm về chiều dài cây cầu

c) Dấu ngoặc đơn dùng để bổ sung thêm thông tin

2. Trang 136 SGK

Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong những đoạn trích sau:

a) Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu… cả cưới nữa thì mất đến cùng hai trăm bạc.

(Nam Cao, Lão Hạc)

b) Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này :

– Thôi, tôi ốm yêu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang va vào mình đấy.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ki)

c) Rồi một ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu : xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc,…

(Vũ Tú Nam, Biển đẹp)

Trả lời:

a) Dấu hai chấm để đưa ra ý giải thích cho điều đã nói (ý rằng thách cưới nặng quá).

b) Dấu hai chấm thứ nhất để đưa ra lời đối thoại trực tiếp. Dấu hai chấm thứ hai để báo hiệu nội dung giải thích.

c) Dấu hai chấm để báo hiệu sự liệt kê những tính chất đẳng lập để giải thích cho ý đã nói trước (óng ánh đủ màu).

3. Trang 136 SGK

Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích sau được không ? Trong đoạn trích nảy, tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì ?

“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thể có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử.”

(Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)

Trả lời

Sau từ “rằng” có thể sử dụng hoặc bỏ dấu hai chấm:

+ Khi sử dụng: dấu hai chấm sẽ dẫn ra lời nói trực tiếp, hoặc gián tiếp với mục đích nhấn mạnh, trình bày thông tin.

+ Khi không sử dụng: phần đứng sau không được nhấn mạnh nữa.

4. Trang 137 SGK

Quan sát câu sau và trả lời câu hỏi.

Phong Nha gồm hai bộ phận: Động khô và Động nước.

(Trần Hoàng, Động Phong Nha)

– Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không ? Nếu thay thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi ?

– Nếu viết lại là Phong Nha gồm: Động khô và Đông nước thì có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không ? Vì sao ?

Trả lời

– Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn nhưng khi thay nghĩa của câu có thay đổi

– Nếu viết lại là Phong Nha gồm: Động khô và Động nước thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được, vì sau từ gồm cần có dấu hai chấm để liệt kê sự việc.

5. Trang 137 SGK

Một học sinh chép lại đoạn văn của Thanh Tịnh như sau:

“Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:

– Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thấy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.”

Câu hỏi:

– Bạn đó chép lại dấu ngoặc đơn đúng hay sai ? Vì sao ?

– Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn có phải là một bộ phận của câu không ?

Trả lời

– Bạn học sinh đó chép dấu ngoặc đơn đó sai, vì bạn còn thiếu phần “đóng ngoặc”

– Phần ở trên dấu ngoặc đơn là thành phần phụ của câu.

6. Trang 137 SGK

Dựa vào nội dung đã học ở văn bản Bài toán dân số, hãy viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số; trong đoạn văn có dùng đấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

Trả lời

Văn bản Bài toán dân số (Theo Thái An, Báo Giáo dục & Thời đại Chủ nhật) đề ra vấn đề cấp thiết của việc hạn chế sự gia tăng dân số nếu con người còn muốn “tồn tại”. Từ một câu chuyện bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đưa người đọc tới việc suy nghĩ, tư duy, liên tưởng tới tình hình phát triển, gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới. Đặc biệt tình trạng gia tăng dân số quá mức xảy ra nhiều ở các nước chậm phát triển kéo theo sự thụt lùi về kinh tế và những vấn đề an sinh. Vì vậy cần có lời giải hợp lý cho: Bài toán dân số.

Tổng kết

  • Dấu ngoặc đơn dùng để dánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
  • Dấu hai chấm dùng để: Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm” số 4

Câu 1. Bài tập 1, trang 135 – 136, SGK.

Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích

a) Qua các cụm từ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), “định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời), “hành khan thủ bại hư” (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ.

b) Chiều dài của cầu là 2290m (kể cả phần cầu dẫn với chín nhịp dài và mười nhịp ngắn).

c) Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu…) thích hợp.

Trả lời:

Vận dụng kiến thức đã học về công dụng của dấu ngoặc đơn để làm bài tập này. Lưu ý là những công dụng của dấu ngoặc đơn như đánh dấu phần giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm cho phần trước đó đều được thể hiện trong các đoạn trích. Cách dùng dấu ngoặc đơn trong trường hợp thứ nhất ở đoạn trích (c) thường gặp trong các đề thi như : “Anh (chị) hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ : Thất bại là mẹ thành công.

Câu 2. Bài tập 2 , trang 136, SGK.

Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong những đoạn trích sau :

a) “Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu… cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.”

(Nam Cao, Lão Hạc)

b) “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này :

– Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”

(Tô Hoài, Dế mèn phiêu lưu kì)

c) “Rồi một ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc…”

(Vũ Tú Nam, Biển đẹp)

Trả lời:

Vận dụng kiến thức đã học về công dụng của dâu hai chấm để làm bài tập này. Lưu ý là một số công dụng của đâu hai chấm như đánh dầu phần giải thích, thuyết minh và đánh dấu lời đối thoại được thể hiện trong các đoạn trích.

Câu 3. Bài tập 3, trang 136, SGK.

Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích sau đây được không? Trong đoạn trích này, tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì?

“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thể có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.”

(Đặng Thai Mai; Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)

Trả lời:

Chú ý là có nhiều loại dấu câu được dùng nhằm tách biệt các ý, qua đó nhấn mạnh điều người viết muốn diễn đạt.

Câu 4. Bài tập 4, trang 137, SGK.

Quan sát câu sau và trả lời câu hỏi. “Phong Nha gồm hai bộ phận: Động Khô và Động Nước” (Trần Hoàng, Động Phong Nha)

Trả lời:

Hãy xét xem nếu thay như vậy thì phần nằm ngoài dấu ngoặc đơn có còn là một câu trọn vẹn hay không.

Câu 5. Bài tập 5, trang 137, SGK.

Một học sinh chép lại đoạn văn của Thanh Tịnh như sau:Sau khi đã đọc xong mười mấy tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:- Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.

Trả lời:

Dấu ngoặc đơn có khi nào dùng riêng lẻ, không thành cặp hay không?

Câu 6. Bài tập 6, trang 137, SGK.

Dựa vào nội dung đã học ở văn bản Bài toán dân số, hãy viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số, trong đoạn văn có dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

Câu 7. Dấu ngoặc đơn trong những câu sau được dùng đúng hay sai ? Vì sao ?

a) Đó là một bài thơ Đường luật nổi tiếng (luật thơ có từ đời Đường) của Bà Huyện Thanh Quan.

b) Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê Ở làng Đan Nhiệm (nay thuộc xã Nam Hoà), huyện Nam Đàn, tính Nghệ An, nổi tiếng học giỏi. Sau khi đỗ đầu kì thi Hương vào năm 1900 (giải nguyên), cụ đã hiến thân cho sự nghiệp cứu nước.

Trả lời:

Chú ý vị trí của dâu ngoặc đơn.

Câu 8. Hai đoạn trích sau đã bị lược dấu câu. Đoạn trích (a) bị lược bốn dấu phẩy, một (cặp) dấu ngoặc đơn. Đoạn trích (b) bị lược năm dấu phẩy, một dấu hai chấm. Cho biết những dấu câu đó được đặt ở đâu.

a) Đã vậy tính nết lại ăn xổi ở thì thật chỉ vì ốm đau luôn không làm ddược có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.

( Theo Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ hàng ngần bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.

(Theo Vũ Tú Nam, Cây gạo)

Giải:

Những dấu câu bị lược trong hai đoạn trích :a) Xét xem trong đoạn trích này có phần nào dùng để làm rõ thêm cho ý trước đó để biết được dấu ngoặc đơn dùng ở chỗ nào. Trong bốn dấu phẩy, có một dấu phẩy tách hai. vế của phần trong ngoặc đơn, một dâu phẩy nằm ngay sau dấu ngoặc đơn thứ hai.

b) Trong đoạn trích này, dấu hai chấm có thể nằm ở câu thứ nhât không ? Vị trí của dấu hai chấm là ranh giới giữa hai phần, phần thứ hai dùng để thuyết minh cho phần thứ nhất

Câu 9. Cho biết tác dụng của dấu ngoặc đơn ở bên dưới mỗi câu :

a) Đảng Lao động Việt Nam […] luôn luôn giương cao và giữ vừng ngọn cờ độc lập dân tộc và giải phóng các tầng lớp lao động.

(Hổ Chí Minh)

b) Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích 1 hạt thóc. Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn, càng tôt. Đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

( Theo Thái An, báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật)

Giải:

Dấu ngoặc đơn trong ví dụ (a) vầ (b) đều dùng để đánh dấu phần chú thích, cho biết ai là tác giả của những câu được trích.

Câu 10. Cho biết tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích sau :

[…] Có người bảo: Tôi hút tôi bị bệnh, mặc tôi !

Xin đáp lại : Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người Ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ.

(Theo Nguyễn Khắc Viện, trong Từ thuốc lá đến ma tuý – Bệnh nghiện)

Giải:

Dấu hai chấm trong đoạn trích dùng để đánh dâu lời đối thoại giả định giữa một ngựời hút thuốc lá và tác giả Nguyễn Khắc Viện.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm” số 5

I. DẤU NGOẶC ĐƠN

1. Đọc những đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên dùng dể làm gì?

Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích:

a) Dùng để đánh dấu phần giải thích nhằm làm rõ họ ngụ ý chỉ ai (những người bản xứ). Phần này ngoài chức năng chú thích nhiều khi còn có tác dụng nhấn mạnh.

b) Dùng để đánh dấu phần thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó (ba khía) được dùng để gọi tên một con kênh nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm của con kênh.

c) Dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin về năm sinh, năm mất của thi sĩ Lí Bạch (701-762) và phần cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào (Tứ Xuyên).

2. Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản của những đoạn trích có thay đổi không?

Phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là phần chú thích thêm, nó không thuộc phần nghĩa cơ bản. Vì vậy nếu bỏ thì nghĩa cơ bản của những đoạn trích không thay đổi.

• Ghi nhớ: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích.

II. DẤU HAI CHẤM

Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng để đánh dấu:

a) Báo trước lời đối thoại (của Dế Mèn nói với Dế Choát và của Dế Choắt nói với Dế Mèn).

b) Báo trước lời dẫn trực tiếp (Thép Mới dẫn lại lời của người xưa).

c) Phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.

• Ghi nhớ: Dấu hai chấm (:) dùng để:

– Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung giải thích thuyết minh cho một phần trước đó.

– Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

III. LUYỆN TẬP

1. Giải thích công dụng dấu ngoặc đơn

a) Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại thư.

b) Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn.

c) Dấu ngoặc đơn được dùng ở hai chỗ. Ở vị trí thứ nhất, dấu ngoặc đơn đánh dấu phần bổ sung. Phần này có quan hệ lựa chọn với phần được chú thích (có phần này thì không có phần kia): người tạo lập văn bản hoặc là người viết, hoặc là người nói. Cách dùng này của dấu ngoặc đơn thường gặp trong các đề thi như:

Anh (chị) hãy giải, thích ý nghĩa cân tục ngữ. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Ở vị trí thứ nhất, dấu ngoặc đơn đánh dấu phần thuyết minh để làm rõ những phương tiện ngôn ngữ ở đây là gì.

2. Giải thích công dụng của dấu hai chấm

a) Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý: họ thách nặng quá.

b) Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (của Dế Choắt nói với Dế Mèn) và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.

c) Đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào.

3. Được. Nhưng nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng.

4. Được. Khi thay như vậy nghĩa của câu cơ bản không thay đổi, nhưng người viết coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi phần này đặt sau dấu hai chấm.

– Nếu viết lại “Phong Nha gồm: Động khô) và Động nước” thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn, vì trong câu này vế “Động khô và Động nước” không thể coi là thuộc phần chú thích.

Lưu ý: Chỉ trong nhưng trường hợp bỏ phần do dấu hai chấm đánh dấu mà phần còn lại cần có sự hoàn chỉnh về nghĩa thì dấu hai chấm mới có thể được thay bằng ngoặc đơn.

5. Sai, vì dấu ngoặc đơn (cũng như dấu ngoặc kép) bao giờ cũng được dùng thành cặp. Giáo viên yêu cầu học sinh sửa: đặt thêm một dấu ngoặc đơn.

Phần được đánh dấu bằng ngoặc đơn không phải là bộ phận của câu. Bài tập này nhằm lưu ý học sinh phần chú thích có thể là bộ phận của câu, nhưng cũng có thể là một hoặc nhiều câu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm” số 6

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Dấu ngoặc đơn

– Dấu ngoặc đơn có nhiều kiểu loại, ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }. Dùng phổ biến nhất là ngoặc tròn, những kiểu khác ít gặp hơn

– Công dụng: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).

Ví dụ:

+ Huy (đứa bạn cùng lớp) đến nhà, rủ nó đi chơi.

+ Tiếng trống của Phìa (lý trưởng) thúc gọi thuế vẫn rền rĩ.
(Tô Hoài)

+ … Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!) (Giang Nam)

Dấu ngoặc đơn là loại dấu câu có chức năng tách biệt. Tác dụng của nó cũng tương tự như dấu phẩy hoặc dấu gạch ngang. Khi dùng cặp đôi để tách thành phần biệt lập. Sự tách biệt thành phần biệt lập làm cho nội dung ý nghĩa của câu phân thành hai bình diện khác nhau: bình diện khách quan, của phần người viết trình bày ngoài ngoặc đơn và bình diện chủ quan là của phần chú tích trong ngoặc.

Ví dụ: Ở đất Mường Giơn, ông không phải là người học Lò chỉ chuyên được làm kỳ mục, tạo bản (trưởng thôn). (Tô Hoài)

2. Dấu hai chấm

a. Dấu hai chấm dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn đối thoại.

+ Khi báo trước lời dẫn trực tiếp, ta dùng với dấu ngoặc kép.

Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chủ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

+ Khi báo trước một lời đối thoại, ta thường dùng dấu hai chám với dấu gạch ngang.

Ví dụ:

Em ngẩng đầu nhìn tôi đáp:

– Em không sao cả

(L. Pantêlêep)

Thấy lão vẫn nài nỉ mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:

– Có đồng nào cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn? (Nam Cao)

b. Dấu hai chấm còn dùng để đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho phần đứng trước

– Thuyết minh: Ngoài ra, các em còn được học các môn thể thao: Võ, bơi, cầu lông, bóng bàn, cờ vua…..

– Bổ sung: Thật ra thì lão chỉ tâm ngầm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi ít bả chó.
(Nam Cao)

– Giải thích:

  • Hoa bưởi thơm rồi, đêm đã khuya. (Xuân Diệu)
  • Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh)

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Chữa lại hoặc thêm dấu thích hợp cho các trường hợp sau:

a. Mấy anh giao liên xuống sau nhau lên (1)

– Thôi chị Hai đi trước đi: (2)

– Chị Lét đi mạnh giỏi nhé ! (3) Người gọi chị Hai, người gọi chị Lét, chẳng biết cô là thứ mấy (4)
Nguyễn Quang Sáng (5)

b. Nhà văn Nguyễn Sáng còn có bút danh là Nguyễn Sáng sinh năm 1932, quê ở tỉnh An Giang.

c. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng 1912 – 1960, quê ở xã Dục Từ nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội, là nhà văn và nhà viết kịch đã sáng tác từ trước nă 1945.

d. Ông là tác giả của những tác phẩm chính: Đêm hội Long Trì, Ân Tư công chúa, Sống mãi với Thủ đô và nhiều truyện viết cho thiếu nhi.

e. Tôi đã nghe bà tôi khoe từ mùa hè năm ngoái (1)

– Cửa Tùng, là nhất nước ta đấy ông ạ (2). Tôi đã đi tắm mát ở khắp nước ta (3). Cửa biển, bãi biển nào, ngày xưa tôi cũng tắm qua cả, kể từ đầu Bắc cho đến cuối Nam, Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Đèo Ngang, Cửa Nhật Lệ, Cửa Thuận (4)… (Nguyễn Tuân)

Gợi ý:

  • Yêu cầu:

– Đọc kỹ từng đoạn, xem xét cách sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn đã thích hợp chưa. Nếu sử dụng sai, chữa lại cho đúng, nói rõ nguyên nhân sai.

  • Mẫu:

a. Câu 1: thiếu dấu 2 chấm ở cuối câu, vì câu này báo trước lời đối thoại

b. Câu 2: Cuối câu sử dụng dấu hai chấm không thích hợp, cần thay bằng dấu chấm.

(5) Thêm dấu ngoặc đơn để đánh dấu phần chú thích.

2. Nói rõ tác dụng của dấu hai chấm trong những trường hợp sau:

a. Sau khi Tý Hon chào bố, họ đem nó đi, đi mãi (1). Đến xâm xẩm tối, Tí Hon nói (2):

– Cho cháu xuống đất một lát, cháu cần lắm (3).

(Chú bé Tí Hon)

b. Các cháu nên hiểu rằng: giúp đỡ đồng bào tức là tham gia kháng chiến. (Hồ Chí Minh)

c. Tự nhiên họ có mâm cỗ rất thú vị: đủ mặt từ giò lụa, thịt, trứng, cá, dưa muối, đủ cơm nếp, cơm tẻ, xôi, bánh…

(Đào Vũ)

d. Thời kỳ đánh Mỹ, công việc của hai chúng tôi đã khác nhau: anh vẫn là người cán bộ cầm quên, còn tôi lại chuyển sang nghề viết văn, viết báo.

Gợi ý:

  • Mẫu:

a. Câu 2 – cuối câu sử dụng dấu hai chấm có tác dụng báo trước lời đối thoại.

b. Dấu hai chấm có tác dụng báo trước lời dẫn gián tiếp.

3. Viết một đoạn văn từ 7 – 10 câu, theo chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn.

Gợi ý:

Viết đoạn văn, yêu cầu:

– Đủ số câu, câu đúng ngữ pháp.

– Làm nỗi rõ chủ đề đã chọn

– Có sử dụng hợp lý dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Dấu ngoặc đơn được sử dụng trong văn viết như thế nào?

Trong văn viết, dấu ngoặc đơn (‘ ‘) thường được sử dụng để bao quanh một phần của câu, từ hoặc cụm từ để tạo ra sự nhấn mạnh hoặc định rõ ý nghĩa.

Câu hỏi 2: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm khác nhau như thế nào?

Dấu ngoặc đơn (‘ ‘) thường được sử dụng để bao quanh một phần nhỏ trong câu, trong khi dấu hai chấm (:) được sử dụng để chỉ ra sự mở rộng hoặc giải thích ý nghĩa của một điều gì đó.

Câu hỏi 3: Khi nào nên sử dụng dấu ngoặc đơn trong văn viết?

Dấu ngoặc đơn thường được sử dụng khi muốn làm nổi bật hoặc làm rõ một phần nhỏ của câu, đặc biệt khi đề cập đến các diễn giải, chú thích hoặc trích dẫn.

Câu hỏi 4: Tại sao dấu hai chấm quan trọng trong văn viết?

Dấu hai chấm (:) là một công cụ quan trọng trong văn viết vì nó giúp mở rộng ý nghĩa của một câu hoặc cụm từ, đồng thời cung cấp sự định rõ hơn.

Câu hỏi 5: Làm thế nào để sử dụng dấu hai chấm một cách hiệu quả trong văn viết?

Để sử dụng dấu hai chấm hiệu quả, hãy chắc chắn rằng nó phù hợp với ngữ cảnh và rõ ràng về ý nghĩa mà bạn muốn truyền đạt.

Câu hỏi 6: Có những trường hợp nào nên tránh sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong văn viết?

Trong một số trường hợp, khi ý nghĩa có thể được truyền đạt một cách rõ ràng mà không cần sử dụng dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm, thì nên tránh sử dụng chúng để tránh làm phức tạp văn bản.

Kết

Như vậy, chúng ta đã khám phá sâu hơn vào “Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm” thông qua danh sách các bài viết xuất sắc. Hi vọng rằng bạn đã tìm thấy thông tin hữu ích và có thêm cách nhìn mới về cách sử dụng chúng trong văn viết. Hãy áp dụng những kiến thức này vào sáng tạo của bạn và tạo ra những tác phẩm độc đáo. Cảm ơn bạn đã tham gia hành trình này cùng chúng tôi!

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: