Thời trang là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó không chỉ là cách chúng ta diện đồ mà còn là một phần của bản sắc và cá tính cá nhân. Tuy nhiên, việc tìm kiếm cảm hứng thời trang đôi khi có thể trở nên khá khó khăn, đặc biệt khi bạn muốn tạo nên một diện mạo độc đáo và ấn tượng.

Chúng tôi hiểu rằng việc chọn trang phục phù hợp và sáng tạo có thể đầy thách thức. Đôi khi, bạn có thể cảm thấy mất hướng trong biển nguồn cảm hứng thời trang đa dạng. Vậy làm thế nào để tìm kiếm sự truyền cảm hứng và ý tưởng mới mẻ để nâng cao phong cách cá nhân?

Chúng tôi đã tạo danh sách Bộ phim truyền cảm hứng thời trang mạnh mẽ nhất để giúp bạn tìm thấy nguồn cảm hứng và ý tưởng sáng tạo cho thời trang của bạn. Các bộ phim này không chỉ là tác phẩm điện ảnh xuất sắc mà còn là nguồn truyền cảm hứng thời trang vô tận. Hãy cùng chúng tôi khám phá những câu chuyện đầy sáng tạo, diễn xuất xuất sắc, và thời trang độc đáo trong các bộ phim này, để bạn có thể tạo nên phong cách thời trang độc đáo và mạnh mẽ của riêng mình.

The Man from U.N.C.L.E. (2015)

Tổ chức bóng đêm U.N.C.L.E. (tiếng Anh: The Man from U.N.C.L.E.) là một bộ phim hài hành động của đạo diễn Guy Ritchie có sự tham gia của Henry Cavill, Armie Hammer, Elizabeth Debicki, Alicia Vikander, và Hugh Grant. Phim công chiếu lần đầu vào ngày 7 tháng 8 năm 2015 tại London. Với kinh phí sản xuất 75 triệu USD.

Những màn trình diễn hài hước, âm nhạc sành điệu và thời trang đẳng cấp – ngần ấy yếu tố đã khiến cho The Man From U.N.C.L.E trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu nếu bạn muốn đề cao tính giải trí. Ngoài lực hấp dẫn từ những quý ông – quý cô duyên dáng mang danh siêu điệp viên, người xem còn khó có thể chối từ được bữa tiệc thời trang thịnh soạn mang dư vị của thập niên 60s do nhà thiết kế Joanna Johnston dọn sẵn. Xuyên suốt The Man from U.N.C.L.E là sự hồi sinh của những chiếc đầm dáng cột thanh nhã nhưng gợi cảm tột cùng, đầm suông đầy màu sắc Pop-Art, áo khoác dáng hộp, váy chữ A, kính gọng tròn, trang sức to bản và “chói lọi”… những yếu tố tái hiện nên một thập niên 60s phóng khoáng và sôi động.

The Man from U.N.C.L.E. (2015)

Cinderella (2015)

Lọ Lem (tiếng Anh: Cinderella) là một bộ phim kỳ ảo lãng mạn của Hoa Kỳ do Kenneth Branagh đạo diễn dựa trên phần kịch bản được viết bởi Chris Weitz. Sản xuất bởi David Barron, Simon Kinberg và Allison Shearmur cho hãng Walt Disney Pictures, cốt truyện phim lấy cảm hứng từ truyện cổ tích Cô bé Lọ Lem của Charles Perrault, tên các nhân vật lấy từ bộ phim hoạt hình cùng tên năm 1950 của Walt Disney Animation Studios. Bộ phim ra mắt vào 13 tháng 3 năm 2015 tại cả Hoa Kỳ và Việt Nam.

Sandy Powell – một nhà thiết kế đã từng được 10 lần đề cử và 3 lần giành giải Oscar – đã tạo nên một thế giới haute couture với âm hưởng thập niên 40s-50s cho các nhân vật trong bộ phim. Bà hoàn toàn thành công trong việc tái hiện chiếc đầm xanh mang tính biểu tượng của Lọ Lem, đồng thời còn xây dựng hoàn hảo tính cách xấu xa của 3 mẹ con dì ghẻ thông qua những bộ cánh diêm dúa. Nếu như tính cách dịu dàng của Lọ Lem gắn liền với sắc xanh thanh nhã thì hồng và cam – hai sắc màu chói mắt – được chọn cho nhân vật Drizella và Anastasia. Còn với trang phục dành cho Cate Blanchet sẽ là những bộ đầm diêm dúa, cầu kỳ và đỏng đảnh mang màu xanh lá – vốn tượng trưng cho sự ghen tỵ.

Cinderella (2015)

The Great Gatsby (2013)

Đại gia Gatsby (tên gốc tiếng Anh: The Great Gatsby) là một bộ phim thể 3D và kịch tình cảm Úc-Mĩ phát hành năm 2013 dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn F. Scott Fitzgerald viết năm 1925. Bộ phim vừa được viết và đạo diễn bởi Baz Luhrmann, với sự tham gia của các diễn viên Leonardo DiCaprio, Tobey Maguire, Carey Mulligan, Joel Edgerton, vai Elizabeth Debicki.

Bộ phim kể về cuộc đời của nhà triệu phú Jay Gatsby thông qua lời kể của Nick Carraway, hàng xóm của Gatsby trong cuốn tự truyện Roaring Twenties của mình. Theo dự kiến ban đầu, bộ phim được phát hành vào ngày 25 tháng 12 năm 2012, nhưng bị lùi lại vào ngày 10 tháng 5 năm 2013 dưới dạng 3D. Đối với các nhà phê bình, bộ phim nhận được cả lời khen và chê, còn đối với khán giả thì bộ phim quả là tuyệt vời, thậm chí gia đình của tác giả F. Scott Fitzgerald còn ca ngợi bộ phim, nói rằng “Scott hẳn rất tự hào”. Đến năm 2014, đây mới là đỉnh điểm dành khi doanh thu của bộ phim cao ngất ngưởng, lên tới hơn 350 triệu USD toàn thế giới. Tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 86, bộ phim được đề cử cho Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất và Thiết kế trang phục đẹp nhất, và thắng cả hai.

The Great Gatsby đã làm sống dậy phong cách flappy của thập niên 20s với nét đặc trưng là những chiếc đầm trễ eo, mái tóc bob được tô điểm bằng lông chim và hàng loạt món trang sức lộng lẫy trên tay của từng mỹ nhân.

The Great Gatsby (2013)

The Devil Wears Prada (2006)

Yêu nữ thích hàng hiệu (tựa gốc: The Devil Wears Prada) là một bộ phim chính kịch hài hước của Mỹ, được sản xuất vào năm 2006, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên được phát hành vào năm 2003 của nhà văn Lauren Weisberger. Bộ phim kể về câu chuyện của Andrea Sachs, do Anne Hathaway thủ vai, khi cô vừa tốt nghiệp đại học và được nhận vào làm đồng trợ lý tại Thành phố New York cho một nữ biên tập viên thời trang đầy quyền lực, Miranda Priestly, do Meryl Streep thủ vai. Bên cạnh cô, còn có Emily Charlton, do Emily Blunt thủ vai, là trợ lý chính thức của Miranda; và Nigel, Stanley Tucci, là chủ nhiệm nghệ thuật của tòa soạn. Adrian Grenier, Simon Baker và Tracie Thoms cũng có góp mặt ở những vai phụ chủ chốt trong phim. Bộ phim này được sản xuất và đạo diễn lần lượt bởi Wendy Finerman và David Frankel và được phát hành chính thức thông qua hãng phim 20th Century Fox.

Cho dù bộ phim này được lấy bối cảnh từ giới thời trang, nhưng hầu hết các nhà thiết kế hay những cái tên nổi bật của làng thời trang lúc bấy giờ đều tránh việc xuất hiện trong phim, do lo sợ làm phật ý đến Anna Wintour, nữ biên tập viên nổi tiếng của Vogue, người được dư luận tin là nguồn cảm hứng cho nhân vật Priestly trong phim. Dù vậy, nhiều người trong số họ đóng góp nhiều bộ trang phục và phụ kiện thời trang cho bộ phim này, khiến nó trở thành bộ phim có phần đầu tư vào trang phục đắt giá nhất trong lịch sử. Wintour sau cùng phá bỏ những hoài nghi trước đây của nhiều người, khi chia sẻ rằng bà thích cả diễn xuất của Streep lẫn bộ phim này.

Bộ phim cũng được đón nhận nồng hậu bởi dư luận và từ giới truyền thông, khi bất ngờ đạt được thành công trên các phòng vé vào mùa hè năm đó tại Bắc Mỹ, sau đó tiếp tục là bộ phim dẫn đầu tại thị trường quốc tế trong hầu hết tháng 10. Lần phát hành với định dạng DVD của bộ phim này cũng đạt vị trí đầu bảng trong suốt tháng 12 cùng năm. Bộ phim sau cùng lọt vào “Danh sách 20 phim xuất sắc nhất năm 2006” của không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở các quốc gia khác, với tổng doanh thu đạt hơn 300 triệu đôla Mỹ, chủ yếu là từ nguồn thu quốc tế.

The Devil Wears Prada (2006)

Confessions of a Shopaholic (2009)

Tự thú của một tín đồ shopping (tên gốc tiếng Anh: Confessions of a Shopaholic) là một bộ phim hài lãng mạn năm 2009 của Mỹ dựa trên cuốn tiểu thuyết ăn khách Tín đồ shopping của Sophie Kinsella. Đoàn làm phim gồm đạo diễn P. J. Hogan, ngôi sao điện ảnh Isla Fishervà Hugh Dancy. Bộ phim được trình chiếu tại Mĩ vào ngày 13 tháng 2 năm 2009 và khởi chiếu tại Việt Nam vào ngày 17 tháng 4 năm 2009.

Nội dung phim nói về Tham vọng lớn nhất của Rebecca Bloomwood (Isla Fisher) là được nhận vào làm ở tờ tạp chí thời trang danh tiếng, Alette. Nhưng trong lúc chờ thời, cô phóng viên chuyên viết bài về chủ đề vườn tược cho một tạp chí nhỏ coi mua sắm là niềm đam mê lớn nhất. Rebecca sẵn sàng lao tới mọi cuộc giảm giá của những cửa hàng thời trang hàng hiệu và tiêu tiền không tính toán trước những món đồ đắt giá. Cô nàng hoàn toàn không có khả năng kiềm chế thú vui mua sắm, bất lực trước việc kiểm soát chi tiêu. Hậu quả là món nợ hơn 9.000 USD vượt xa khả năng thanh toán.

Sống cùng cô bạn thân, phòng ngủ của Rebecca tràn ngập quần áo giày dép, mà phần lớn trong số đó chưa từng được dùng tới. Được bạn khuyên can bao lần, nhưng Rebecca chẳng hề có dấu hiệu của sự tỉnh ngộ. Giữa lúc cần kiếm tiền để trả nợ, cô nàng lại bị mất việc. Lối thoát duy nhất lúc đó là xin vào làm ở tờ tạp chí thời trang. Nhưng con đường tới đích quả thật chông gai, khi Rebecca lại được nhận vào tạp chí tài chính Successful Savings.

Sếp của Rebecca là Luke Brandon (Hugh Dancy) một anh chàng điển trai, nhưng là người của những con số. Bài viết thử việc của cô nàng đam mê mua sắm nằm ngoài sự hiểu biết vốn bấy lâu chỉ xoay quanh vườn tược và thời trang. Nhưng chính Luke đã giúp Rebecca tiếp cận vấn đề. Không những thế, sự tường tận về các loại thẻ tín dụng đã giúp nàng phóng viên tập sự có một bài viết độc đáo và ấn tượng. Mọi việc có lẽ sẽ suôn sẻ theo hướng tiến lên mấy tầng lầu phía trên, nếu như những bài viết sau đó của Rebecca được độc giả hưởng ứng nồng nhiệt, và cô nàng được mời lên nói chuyện trên truyền hình…

Confessions of a Shopaholic (2009)

Sex and the City (2008)

Chuyện ấy là chuyện nhỏ (tựa gốc tiếng Anh: Sex and the City; tựa quảng bá: Sex and the City: The Movie) là phim điện ảnh hài lãng mạn của Mỹ năm 2008 do Michael Patrick King đạo diễn kiêm viết kịch bản trong vai trò đầu tay và là phần tiếp nối của loạt phim truyền hình hài cùng tên của HBO từ 1998-2004 (bản thân loạt phim cũng dựa trên cuốn sách cùng tên của Candace Bushnell), nói về bốn cô gái: Carrie Bradshaw (Sarah Jessica Parker), Samantha Jones (Kim Cattrall), Charlotte York Goldenblatt (Kristin Davis) và Miranda Hobbes (Cynthia Nixon), đối mặt với cuộc sống độc thân của họ tại thành phố New York. Phim khởi chiếu tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 27 tháng 6 năm 2008.

Tuy đã U40 nhưng phong cách của bốn “gái già” trong phim đã khiến hàng triệu phụ nữ trên thế giới mê mẩn. Xem phim, người ta cũng phát hiện ra rằng, dường như cuộc khủng hoảng kinh tế trên khắp nước Mỹ vào thời điểm đó không ảnh hưởng chút nào đến hơi thở thời trang trong suốt các phần của Sex and the City. Hàng loạt bộ cánh hàng hiệu đắt giá được kết hợp tinh tế đã khiến cánh chị em mơ tưởng đến một tương lai không xa, khi mình cũng thành đạt và sành điệu như thế. Ngoài ra, bộ phim còn là nguyên do mà nhiều tín đồ thời trang cùng đổ xô đi mua đôi giày Manolo Blahnik Hangisi.

Sex and the City (2008)

American Hustle (2013)

Săn tiền kiểu Mỹ (tựa gốc tiếng Anh: American Hustle) là một bộ phim hài – tội phạm của Điện ảnh Mỹ phát hành năm 2013 do David O. Russell đạo diễn, với kịch bản được viết bởi Eric Warren Singer và David O. Russell, dựa trên chiến dịch ABSCAM của FBI cuối thập niên 70 đầu thập niên 80. Bộ phim có sự tham gia diễn xuất của Christian Bale và Amy Adams, vào vai 2 kẻ lừa đảo được một nhân viên FBI (Bradley Cooper) mời – ép hợp tác trong một chiến dịch nhằm phơi bày một đường dây tham nhũng của các chính khách, bao gồm cả thị trưởng Camden, New Jersey (Jeremy Renner). Jennifer Lawrence vào vai cô vợ của nhân vật Bale.

Lấy cảm hứng từ vụ tham nhũng Abscam của FBI gây chấn động nước Mỹ, American Hustle muốn khắc họa hình tượng những nhân vật nổi loạn, mưu mô và toan tính. Tuy “trắng tay” ở Oscar 2014 nhưng bộ phim hoàn toàn thành công trong việc tái hiện thời trang thập niên 70s đầy phù phiếm hoa lệ. Đó là nội tâm phóng khoáng đến có phần nổi loạn được bộc lộ qua các mẫu váy quấn khoét lưng, cổ sâu, bộ suit ống loe đỏm dáng hay hình ảnh các chàng trai thoải mái uốn tóc tại nhà.

American Hustle (2013)

Kingsman: The Secret Service (2014)

Kingsman: The Secret Service là một bộ phim hành động điệp viên của Anh năm 2015 do Matthew Vaughn đạo diễn, dựa trên cuốn truyện tranh The Secret Service do Dave Gibbonsvà Mark Millar tạo ra. Kịch bản phim do Vaughn và Jane Goldman viết. Phim xoay quanh câu chuyện đào tạo và tuyển dụng của chàng thanh niên Gary “Eggsy” Unwin (Taron Egerton) vào một tổ chức gián điệp bí mật. Eggsy tham gia một nhiệm vụ để giải quyết mối đe dọa toàn cầu từ Richmond Valentine (Samuel L. Jackson), một tên nhà giàu hoang tưởng. Phim còn có sự góp mặt của những ngôi sao màn bạc Colin Firth, Mark Strong và Michael Caine.

Được biết, đạo diễn Matthew Vaughn đã hợp tác với nhà thiết kế Arianne Phillips và thương hiệu nổi tiếng Mr. Porter để tạo nên những bộ vest bestpoke đỉnh cao cho các nhân vật trong phim. Không chỉ có thế, cửa hàng may đo trong phim cũng được bài trí khá giống với phong cách của thương hiệu này.

Kingsman: The Secret Service (2014)

Marie Antoinette (2006)

Marie Antoinette là một bộ phim chính kịch lịch sử năm 2006 do Sofia Coppola viết kịch bản và đạo diễn. Phim dựa trên cuộc đời của Nữ hoàng Marie Antoinette, do Kirsten Dunst thủ vai, trong những năm dẫn đến Cách mạng Pháp. Nó đã giành được giải thưởng Viện hàn lâm cho Thiết kế trang phục đẹp nhất.

Hoàng hậu nước Pháp, Marie Antoinette chính là người đã tạo ra một đế chế cho những chiếc đầm với áo corset và chân váy xòe rộng. Và sau vài trăm năm, giới trẻ lại có dịp được chiêm ngưỡng phong cách tuyệt đỉnh của bà thông qua bộ phim cùng tên được ra mắt vào năm 2006.

Điểm thú vị là thời trang của Marie Antoinette luôn tràn ngập tông màu pastel, ngọt ngào và quyến rũ không kém gì những thức đồ ngọt mà bà ưa thích.

Marie Antoinette (2006)

Alice in Wonderland (2010)

Alice ở xứ sở thần tiên (tựa gốc tiếng Anh: Alice in Wonderland) là một bộ phim điện ảnh kỳ ảo đen tối của Mỹ được công chiếu năm 2010. Bộ phim do Tim Burton làm đạo diễn và phần kịch bản do Linda Woolverton chấp bút. Phim có sự tham gia diễn xuất của Johnny Depp, Anne Hathaway, Helena Bonham Carter, Crispin Glover, Matt Lucas và Mia Wasikowska, cùng với các vai lồng tiếng do Alan Rickman, Stephen Fry, Michael Sheen và Timothy Spall thể hiện. Lấy cảm hứng từ hai cuốn tiểu thuyết kỳ ảo Alice ở xứ sở thần tiên và Alice ở xứ sở trong gương của nhà văn Lewis Carroll, cũng như bộ phim hoạt hình cùng tên phát hành năm 1951, nội dung phim kể về cô thiếu nữ 19 tuổi Alice Kingsleigh – được cho là người có thể đưa Nữ hoàng Trắng trở lại ngai vàng của mình với sự giúp đỡ của Thợ làm mũ điên. Cô là người duy nhất có thể đánh bại Jabberwocky, một sinh vật hình rồng do Nữ hoàng Đỏ điều khiển dùng để khủng bố cư dân của xứ Underland. Trong tình huống này, Thợ làm mũ điên và Alice phải chiến đấu với Nữ hoàng Đỏ để bảo vệ thế giới.

Trong suốt 108 phút, mỗi một lần biến hóa là Alice lại thay một bộ trang phục khác nhau và người xem sẽ được thưởng thức “màn trình diễn thời trang” của Alice xuyên suốt phim: lúc thì là trang phục mang phong cách quý tộc Anh, lúc sau lại ra một chiếc váy dạ hội tuyệt đẹp để lộ bờ vai gợi cảm hay một chiếc váy đỏ rực rỡ. Ngoài ra, tạo hình của Red Queen và White Queen cũng trở thành nguồn cảm hứng thú vị cho những ai yêu thích trang điểm.

Alice in Wonderland (2010)

Câu hỏi thường gặp

1. Bộ phim nào nằm trong danh sách “Top 10 Bộ phim truyền cảm hứng thời trang mạnh mẽ nhất”?

1. Trong danh sách này, chúng tôi đã chọn những bộ phim mang đậm yếu tố thời trang và truyền cảm hứng về phong cách cá nhân. Đó có thể là “The Devil Wears Prada,” “Coco Before Chanel,” “The Great Gatsby,” và nhiều tác phẩm khác.

2. Các bộ phim này truyền đạt thông điệp gì về thời trang?

2. Mỗi bộ phim trong danh sách đều có thông điệp và ý nghĩa riêng về thời trang. Chẳng hạn, “The Devil Wears Prada” khám phá thế giới của ngành công nghiệp thời trang, trong khi “Coco Before Chanel” tập trung vào cuộc đời của Gabrielle Chanel.

3. Tại sao xem những bộ phim này có thể truyền cảm hứng về thời trang?

3. Những bộ phim này không chỉ là câu chuyện giải trí mà còn là cách thúc đẩy sự sáng tạo và cảm hứng trong việc tự biểu đạt qua trang phục. Chúng khám phá câu chuyện và sự phát triển của những người tạo nên thế giới thời trang.

4. Làm thế nào để tận dụng cảm hứng thời trang từ những bộ phim này?

4. Để tận dụng cảm hứng thời trang từ những bộ phim này, bạn có thể chú ý đến phong cách, màu sắc, và cách diện đồ của các nhân vật. Hãy tự do thử nghiệm và thể hiện phong cách cá nhân dựa trên những gì bạn học được từ những tác phẩm này.

5. Có cơ hội để đề xuất thêm bộ phim vào danh sách này không?

5. Đương nhiên! Chúng tôi luôn hoan nghênh đề xuất từ cộng đồng. Nếu bạn có bộ phim về thời trang mà bạn muốn chia sẻ, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể xem xét và cập nhật danh sách.

6. Các bộ phim này có sẵn trên các nền tảng nào để xem?

6. Các bộ phim trong danh sách này thường có sẵn trên các dịch vụ streaming như Netflix, Amazon Prime Video, hoặc HBO Max. Bạn có thể tìm kiếm chúng để xem trên các nền tảng này.

7. Bộ phim nào là nguồn cảm hứng thời trang yêu thích của bạn trong danh sách này?

7. Mỗi người có sở thích riêng về thời trang, và các bộ phim trong danh sách có thể truyền cảm hứng theo cách khác nhau. Hãy khám phá và tìm ra bộ phim mà bạn cảm thấy đặc biệt kết nối với phong cách của bạn.

8. Có cách nào để tìm hiểu thêm về lịch sử thời trang qua những bộ phim này không?

8. Thông qua việc xem những bộ phim này, bạn có thể tìm hiểu thêm về lịch sử và phát triển của thời trang qua các giai đoạn khác nhau. Đây có thể là một cách thú vị để khám phá những góc khuất của ngành công nghiệp thời trang.

Kết

Như vậy, chúng ta đã điểm qua một hành trình thú vị vào thế giới của thời trang qua các tác phẩm điện ảnh xuất sắc. Những bộ phim này đã không chỉ là nguồn truyền cảm hứng về phong cách, mà còn là những câu chuyện đầy cảm xúc và thông điệp ý nghĩa.

Đừng ngần ngại để bắt đầu khám phá và áp dụng những ý tưởng và cảm hứng thời trang bạn thu nhận từ những tác phẩm này vào cuộc sống hàng ngày. Hãy để thời trang thể hiện cá tính và phản ánh tâm hồn của bạn. Chúc bạn luôn tự tin và phong cách trong cuộc hành trình thời trang của mình!

error: